Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM THI TRẮC NGHIỆM NT.Test 2.0


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM THI TRẮC NGHIỆM NT.Test 2.0


I. KỲ THI – ĐỀ THI

1. Nhập câu hỏi vào phần mềm
Là chức năng giúp đưa đề thi từ một tệp đề thi được soạn trên MS Word vào trong phần mềm. Phần mềm tối giản chức năng nhập đề thi trực tiếp trên form vì tính không thực tế của nó mà nhiều phần mềm hiện nay vẫn hay sử dụng. Thứ nhất là thao tác sẽ rờm rà cho công việc nhập đó, thứ hai giáo viên không thể ngồi hàng tiếng đồng hồ trên máy chủ để làm công việc này trong khi đề thi trên Word thì được soạn ở nhà bằng nhiều hình thức khác nhau thật thuận tiện
  • Bắt đầu buổi thi, giáo viên sẽ chuẩn bị sẵn một đề trắc nghiệm soạn trên MS Word với quy ước như sau:
    • Câu hỏi: In đậm
    • Đáp án đúng: In nghiên
    • Tổng số đáp án: 4
    • Số câu hỏi tối đa: 60 câu
    • Câu hỏi và các đáp án được phân cách bằng phím Enter xuống dòng

    • Nếu muốn trong nội dung câu hỏi hoặc đáp án xuống dòng thì nhấn Shift+Enter
    • Các đối tượng hình ảnh nếu có thì chèn ở chế độ Layout: In Line With Text
  • Bước tiếp theo tại mục “CÂU HỎI”, nhấn vào nút “Nhập câu hỏi từ Word” chọn tệp chứa đề thi theo quy ước trên, tự động các câu hỏi trong đề thi sẽ load lên phần mềm theo thứ tự đã cho
2. Tạo mã đề
- Trước khi tạo các mã đề, chúng ta cần xác định các câu hỏi nào không cần “đảo đáp án” bằng cách click vào câu hỏi đó và bỏ đánh dấu vì đôi khi có những câu trắc nghiệm chúng ta không thể đảo thứ tự các đáp án. Ví dụ như câu có ý: Cả a và b đều đúng, .....
- Phần mềm còn cho phép chúng ta tạo các nhóm câu hỏi trước khi tạo mã đề, ví dụ một đề thi liên môn gồm các môn tự nhiên Toán, Lý, Hóa. Yêu cầu đặt ra là sau khi tạo mã đề có sự xáo trộn các câu hỏi thì các câu thuộc một môn sẽ vẫn nằm cạnh nhau. Cách làm như sau: Ta sẽ chọn các câu hỏi thuộc câu đầu mỗi nhóm, nếu đề thi chỉ có một nhóm câu thì ta sẽ chọn câu số 1(mặc định), nếu không muốn trộn câu hỏi thì ta sẽ bỏ chọn tất cả
- Sau khi đã xác định xong chúng ta tiến hành tạo mã đề bằng cách nhấn vào nút “Tạo đề” bên cạnh mục “ĐỀ THI”. Mỗi mã đề thứ tự các câu hỏi và đáp án của từng câu sẽ có sự xáo trộn ngẫu nhiên. Càng tạo nhiều mã đề kỳ thi sẽ càng tăng tính khách quan vì hạn chế học sinh có cùng mã đề khi ngồi gần nhau. Chúng ta có thể xóa mã đề nếu cần thiết bằng cách chọn mã đề và nhấn nút “Xóa đề”
              

- Ngoài ra phần mềm còn cho phép chúng ta “Xuất đề thi ra Word” với mục đích lưu trữ hoặc cho học sinh thi trên giấy nếu cần với các mã đề chúng ta đã tạo

3. Quản lý thông tin kỳ thi và phát đề
- Thao tác cuối cùng để học sinh có thể tiến hành thi đó là nhập các thông  tin kỳ thi như: Tên kỳ thi, môn thi, thời gian thi, hình thức thi.
Tên kỳ thi: Có thể là thi học kỳ, kiểm tra một tiết, 15 phút,....
Môn thi: Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa,...
Thời gian thi: Sẽ khống chế thời gian làm bài của học sinh
Hình thức thi: Nếu là ôn tập thì sau khi học sinh hoàn thành bài thi và nộp bài thì sẽ hiển thị đáp án đúng của từng câu hỏi để học sinh có thể nhận biết, nếu là kiểm tra thì sẽ không hiển thị để tránh học sinh làm xong trước hướng dẫn lại học sinh làm sau.
- Để học sinh có thể đăng nhập làm bài thì chúng ta cần nhấn vào nút “Phát đề”, nhưng để thực hiện được thao tác này chúng ta cần chọn ít nhất là một mã đề ở mục “ĐỀ THI” bằng cách đánh dấu vào “Chọn”.
Sau khi phát đề học sinh có thể tiến hành làm bài với thời gian thi ở trên, tuy nhiên vì một lý do nào đó giáo viên có thể thu bài của học sinh mà không để hết thời gian thì khi đó chỉ cần nhấn vào nút “Thu bài”

II. THÍ SINH – BÁO CÁO


1. Nhập thông tin thí sinh vào phần mềm
Phần mềm hỗ trợ nhập danh sách thông tin thí sinh dự thi trực tiếp từ tệp MS. Phần mềm cũng lượt bỏ chức năng nhập trực tiếp trên phần mềm cũng vì lý do như vấn đề nhập câu hỏi ở phần trên.
- Để học sinh có thể đăng nhập dự thi và kết thúc kỳ thi thì bắt buộc phải có thông tin  gồm: Số báo danh, họ và tên, ngày sinh, lớp. Các thông tin này trên tệp Excel phải tuân theo quy ước như hình bên dưới trong đó các cột phải đặt ở định dạng Text
- Tại nút “Nhập thí sinh từ Excel” giáo viên sẽ chọn tệp danh sách thí sinh như trên, danh sách sẽ tự động load lên phần mềm
- Giáo viên có thể thực hiện các thao tác xóa một hoặc tất cả thí sinh bằng cách nhấn vào nút “Xóa thí sinh” hoặc “Xóa tất cả thí sinh”.


2. Sửa thông tin thí sinh
- Có thể chỉnh sửa thông tin thí sinh bằng hai cách: Chọn thí sinh muốn chỉnh sửa sau đó nhấn vào nút “Chỉnh sửa” hoặc nhấn chuột hai lần vào thí sinh muốn thay đổi thông tin. Trong phần này chúng ta có thể thay đổi tình trạng thi của thí sinh. Một thí sinh có tình trạng: Chưa thi, đang thi và đã thi; nếu thí sinh đã thi thì giáo viên có thể cho học sinh thi lại bằng cách cập nhật lại thành chưa thi nhưng nếu học sinh đang thi hoặc chưa thi thì không cho phép cập nhật lại thành tình trạng khác.
3. Xuất kết quả thi
Phần mềm cung cấp cho người dùng chức năng xuất bảng điểm theo lớp, phiếu trả lời của thí sinh nào đó hoặc của tất cả thí sinh.
- Bảng điểm cho chúng ta biết thí sinh nào đã thi, chưa thi và điểm số mã đề của thí sinh đã thi

- Nếu chúng ta chọn thí sinh đã thi và nhấn vào nút “In phiếu trả lời” phần mềm sẽ xuất phiếu trả lời của thí sinh đó hoặc nếu nhấn vào nút “In tất cả phiếu trả lời” thì phần mềm sẽ xuất tất cả các phiếu trả lời của thí sinh đã hoàn thành bài thi
- Phiếu trả lời hiển thị đầy đủ và chính xác các câu hỏi và đáp án đúng của mã đề thí sinh làm cũng như đáp án đã chọn của thí sinh cho từng câu hỏi

III. ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀ TIẾN HÀNH THI

1. Đăng ký dự thi
- Thí sinh muốn làm bài được trước hết phải có thông tin do giáo viên nhập trên máy chủ và phải tiến hành đăng nhập dự thi bằng số báo danh
  • Thí sinh nhập số báo danh và Enter thì phần mềm sẽ hiển thị thông tin thí sinh để thí sinh xác nhận
Nếu đúng thông tin thí sinh có thể nhấn nút “Vào thi” để  làm bài. Trong trường hợp thí sinh đã thi rồi thì phần mềm sẽ thông báo và không cho phép làm lại trừ khi giáo viên cập nhật lại tình trạng thi như phần hướng dẫn trên. Nếu thí sinh đang thi hoặc chưa thi thì phần mềm sẽ cho phép tiến hành thi tùy từng trường hợp cụ thể như sau:
  • Nếu đang thi (trong trường hợp chưa nộp bài mà xảy ra sự cố) thì khi đăng ký làm tiếp màn hình làm bài sẽ hiển thị về đúng ngay thời điểm xảy ra sự cố đó, kể cả thời gian.
  • Nếu chưa thi thì bắt đầu với thời gian quy định và màn hình ở trạng thái ban đầu

2. Làm bài thi


- Thí sinh có thể sử dụng chuột để chọn câu hỏi và đáp án hoặc có thể sử dụng các phím mũi tên và các phím kí tự A, B, C, D để làm bài (như phần mềm thi lái xe)
- Câu nào thí sinh đã làm sẽ được đánh dấu
- Có thể phóng to-thu nhỏ màn hình câu hỏi  
- Sau khi hết thời gian hoặc thí sinh hoàn thành bài thi trước có thể sử dụng phím Esc để nộp hoặc nhấn vào nút “Nộp bài”. Màn hình kết quả sẽ hiển thị


- Nếu trường hợp là ôn tập thì sẽ hiển thị các câu hỏi bị sai (màu đỏ)và đáp án đúng của từng câu và cho biết câu đó thí sinh làm đúng hay sai

          

6 nhận xét:

  1. SAO EM INPORT CÂU HỎI NÓ TOÀN BÁO LÀ ĐÁP ÁN CHỈ TỪ 2-4. ĐÃ SỬA ĐI SỬA LẠI NÓ VẪN BÁO VẬY. LÀM THẾ NÀO BÁC ƠI

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cấu trúc đề của bạn chưa chính xác. Bạn lick vào nút lệnh hide/show trên thanh cong cu để kiểm tra xuống dòng. Câu hỏi cuối cùng không dược xuống dòng nua nhe

      Xóa
  2. Bác ơi tại sao học sinh không thấy kết quả mình làm.
    VD khi hs làm xong bài và nộp, HS không biết bài mình làm đúng, sai câu nào

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể trong quan ly ky thi bạn chọn chức năng kiểm tra thay vì ôn tập nên sau khi hoc sinh lam xong se khong thay ket qua câu đúng sai

      Xóa
  3. anh ơi cho em xin cái link mới nhất được ko anh
    em cài đặt mà nó toàn chỉ has stopped working là sao anh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ban cần cài office 2003, crredis 2008 trong tool hỗ trợ ở trên thì sẽ duoc. Kiểm tra trong may có .netframework chưa nha, nếu chưa thì cũng phải cài

      Xóa